Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin Đoàn hội
Chủ đề năm học
Luật Tự do báo chí: Truyền tải thông tin chính xác, khách quan
25-08-2023

Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật, thậm chí Hiến pháp. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền cũng đề cập và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự do báo chí ở mỗi quốc gia có mức độ hoàn toàn khác nhau.

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền tự do báo chí của côn dân như sau: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

Nội hàm của quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đã được thể hiện trong các Điều 10 và Điều 11 Luật Báo chí năm 2016. Điều 10 giải thích cụ thể công dân có các quyền tự do báo chí sau:

 

1. Sáng tạo tác phẩm báo chí;

2. Cung cấp thông tin cho báo chí;

3. Phản hồi thông tin trên báo chí;

4. Tiếp cận thông tin báo chí;

5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí;

6. In, phát hành báo in.

Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định cụ thể quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

 

 
Đào tạo ngắn hạn
  • Giới thiệu Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đơn vị liên kết