Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống
05-09-2022
1. MỤC TIÊU
1.1 Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống nắm vững kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, môi trường, an ninh quốc phòng và kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; có khả năng điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ ẩm thực và lưu trú nói riêng và ngành du lịch nói chung . Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống nắm vững các kiến thức nền tảng về quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế trong bối cảnh hiện đại.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Giáo dục kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội - nhân văn và kiến thức nền tảng về Kinh tế, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức về Quản trị nhà hàng và vận dụng trong lĩnh vực chuyên môn.
- Trang bị kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị nhà hàng, Quản lý các dịch vụ ẩm thực nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thực hiện, tổ chức quản lý và điều hành được các hoạt động kinh doanh về dịch vụ ẩm thực theo xu hướng hội nhập hiện nay.
- Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể làm việc trong môi trường hiện đại, đa ngành và đa văn hóa.
- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và khơi gợi, nuôi dưỡng niềm đam mê học tập suốt đời để giúp duy trì, phát triển kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: cán bộ, nhân viên các bộ phận trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, các công ty, trung tâm tổ chức hội nghị và sự kiện, các cơ quan quản lý, các cơ quan đào tạo và nghiên cứu… với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành, quản lý
Trình độ ngoại ngữ: Có chứng chỉ tiếng Anh (hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định ở khung năng lực ngoại ngữ của BGD&ĐT)
Trình độ tin học: Chứng chỉ tin học
2. CHUẨN ĐẦU RA
2.1. Kiến thức
SO1. Vận dụng kiến thức cơ bản liên ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, môi trường, an ninh quốc phòng và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại thực tế vào kinh doanh, quản lý, vận hành và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực.
PI 1.1. Vận dụng kiến thức về chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường, luật pháp, toán, thống kê, kinh tế, quản trị, tâm lý con người vào kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực ẩm thực.
PI 1.2. Tư duy, giải quyết vấn đề một cách hệ thống bao gồm nhận biết và phân loại vấn đề; thu thập, đánh giá và sàng lọc thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định phù hợp; tổ chức, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh trong quản lý các quy trình chế biến và phục vụ ẩm thực.
PI 1.3. Kiểm tra, giám sát, vận hành các hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả thông qua việc vận dụng những kiến thức về luật và văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam và quốc tế.
PI 1.4. Giao tiếp hiệu quả bằng văn bản và lời nói, có khả năng thuyết trình hiệu quả, sử dụng ngoại ngữ tốt trong môi trường đa văn hoá, đa quốc gia
SO2. Phân tích các xu hướng kinh doanh, nhu cầu của thị trường, quản lý các nguồn lực của tổ chức dựa trên việc vận dụng kiến thức ngành và chuyên ngành sâu về cơ sở lý thuyết, mô hình và cách tiếp cận mới nhằm đáp ứng tiêu chuẩn trong và ngoài nước về kinh doanh ẩm thực
PI 2.1. Quản lý và vận hành các bộ phận chức năng tại doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế
PI 2.2. Lập kế hoạch quản lý ngân sách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực dựa trên phân tích, đánh giá, dự báo tình hình kinh doanh và thị trường
PI 2.3. Phân tích và đánh giá nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chiến lược phát triển thị trường, sản phẩm và dịch vụ bổ sung tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ẩm thực đáp ứng nhu cầu của đa dạng đối tượng khách hàng.
PI 2.4. Định hướng phát triển ngành kinh doanh ẩm thực theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước, kịp thời nắm bắt xu hướng phát triển toàn cầu hóa, số hoá, phát triển và quảng bá sản phẩm mới, và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực một cách bền vững
PI 2.5. Vận dụng hiệu quả các kiến thức về văn hóa ẩm thực, văn hóa các dân tộc, thiết kế hình ảnh, xu hướng thời đại vào kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ẩm thực đạt hiệu quả cao theo thị trường, đối tượng khách hàng
SO3. Quản trị tác nghiệp và vận hành các bộ phận trong cơ sở kinh doanh ẩm thực dựa trên các kiến thức chuyên ngành và liên ngành nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực
PI 3.1. Vận dụng linh hoạt những kiến thức về nghiệp vụ kiểm soát chất lượng nguyên liệu, quy trình chế biến và phục vụ ăn uống, tổ chức yến tiệc, thiết kế và cung cấp các dịch vụ trọn gói theo yêu cầu, các suất ăn công nghiệp và các nghiệp vụ khác vào quản trị tác nghiệp chế biến và phục vụ các dịch vụ ẩm thực.
PI 3.2. Cập nhật liên tục những kiến thức về công nghệ thông tin vào quảng bá, xây dựng sản phẩm số, bán và xúc tiến nhượng quyền thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ ẩm thực nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho doanh nghiệp và uy tín thương hiệu.
PI 3.3. Tổ chức quy trình chăm sóc, tư vấn tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu ẩm thực và ngành kinh doanh ẩm thực dựa trên các kiến thức chuyên sâu về văn hóa, tâm lý, giao tiếp
2.2. Kỹ năng
SO4. Thiết kế và thực hiện thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, vận dụng tư duy phản biện và sáng tạo nhằm xử lý các vấn đề và đưa ra quyết định đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động kinh doanh ẩm thực, liên kết với các liên ngành
PI 4.1. Thiết kế và thực hiện thành thạo các quy trình nghiệp vụ chuyên môn sâu trong chế biến món ăn, bánh Á – Âu, các loại thức uống có cồn và không cồn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và phục vụ ăn uống
PI 4.2. Vận hành các bộ phận trong cở kinh doanh ẩm thực như bếp, sảnh tiệc, kho;đảm bảo chất lượng dịch vụ ẩm thực, cơ sở vật chất kỹ thuật theo tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài
PI 4.3. Sử dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin, các ứng dụng phần mềm quản lý một cách hiệu quả trong giám sát và quản lý các hoạt động chế biến và kinh doanh, kế hoạch marketing, bán sản phẩm online, và chuyển nhượng thương hiệu trong hoạt động kinh doanh ẩm thực
PI 4.4. Phản biện, phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo và giải quyết các tình huống trong kinh doanh ẩm thực một cách hiệu quả, vận dụng kiến thức về văn hóa ẩm thực, tâm lý khách hàng, kỹ năng giao tiếp để chăm sóc khách hàng và tạo lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu nhà hàng, dịch vụ ẩm thực
PI 4.5. Có kỹ năng làm việc trong nhóm liên ngành, nhóm phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban chức năn, phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan nhằm tạo hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
SO5. Thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hình thành ý thức học tập suốt đời.
PI 5.1. Tuân thủ luật pháp, chuẩn mực đạo đức kinh doanh; giữ phẩm chất của người kinh doanh ẩm thực có trách nhiệm với xã hội.
PI 5.2. Thích ứng sự thay đổi, có trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, thực hiện, phổ biến kiến thức thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ, có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành, thể hiện động cơ khởi nghiệp và học tập suốt đời.
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ
- Tổng số tín chỉ của chương trình đào : 139 TC
- Tổng số tín chỉ không tính vào trung bình chung tích lũy : 18 TC
- Tổng số tín chỉ phải tích lũy : 139 TC
Khối kiến thức giáo dục đại cương : 48 TC
+ Bắt buộc : 39 TC
+ Tự chọn : 9 TC
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp : 91 TC
- Khối kiến thức cơ sở ngành : 24 TC
+ Bắt buộc : 21 TC
+ Tự chọn : 3 TC
- Khối kiến thức ngành : 21 TC
+ Bắt buộc : 18 TC
+ Tự chọn : 3 TC
- Khối kiến thức chuyên ngành : 46 TC
+ Bắt buộc : 30 TC
+ Tự chọn : 6 TC
+ Khối kiến thực thực tập và tốt nghiệp : 10 TC
- Số tín chỉ thực hành: 44 – 48 TC – 31 – 34%
- Số tín chỉ lý thuyết: 91 – 95 TC – 66 – 69%
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
Học sinh tốt nghiệp THPT và được xét tuyển theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
5.1 Quy trình đào tạo
Thời gian đào tạo: 3.5 năm
Hình thức đào tạo: Chính quy
5.2 Điều kiện tốt nghiệp
Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;
Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
Có chứng chỉ tiếng Anh (hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy định ở khung năng lực ngoại ngữ của BGD&ĐT).
Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.
6. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ
Theo quy chế đào tạo học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông báo học vụ
Thông báo từ giảng viên
Đào tạo ngắn hạn
Khoa học
Đơn vị liên kết